Hiển thị các bài đăng có nhãn Rối Loạn Tiêu Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Rối Loạn Tiêu Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

Sai lầm của người lớn khiến trẻ dễ ốm nặng khi trời rét

 Nếu không được chăm sóc và giữ ấm đúng cách, hệ hô hấp của trẻ rất dễ bị tổn thương do sức đề kháng chưa hoàn thiện.

Trong điều kiện thời tiết lạnh, đường hô hấp của trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn và gặp các vấn đề liên quan viêm hô hấp trên, dưới. Một số bệnh khá phổ biến là viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm phê quản, viêm phổi...

Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), ngoài những tác động của thời tiết, sai lầm trong cách chăm sóc và bảo vệ đường hô hấp cho trẻ cũng là nguyên nhân lớn gây bệnh.

Một số sai lầm của cha mẹ có thể khiến trẻ dễ bị bệnh liên quan đường hô hấp hơn.
Một số sai lầm của cha mẹ có thể khiến trẻ dễ bị bệnh liên quan đường hô hấp hơn. Ảnh minh họa: Huffpost Canada.


"Nhiều cha mẹ mặc quá nhiều quần áo và nghĩ rằng có thể giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ đùa nghịch, mồ hôi có thể ngấm ngược vào quần áo và khiến bé bị nhiễm lạnh hơn", tiến sĩ Hồng Hanh nói.

Một sai lầm khác là khi trẻ ốm, một số cha mẹ lại kiêng tắm cho con vì lo trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Hành động này là không hợp lý vì cơ thể trẻ đang phát triển, đặc biệt, nhiều bé chơi đùa nhiều sẽ ra mồ hôi.

Do đó, tiến sĩ Hanh khuyến cáo: "Dù trẻ đang sốt, ho hay viêm mũi, viêm họng, chúng ta vẫn nên lau người sạch sẽ, thay quần áo hàng ngày cho con. Thậm chí, cha mẹ có thể tắm cho trẻ trong phòng ấm nhưng cố gắng làm nhanh, lau khô người và mặc quần áo ấm cho trẻ".

Giám đốc Trung tâm Hô hấp cũng gợi ý một số phương pháp phòng tránh bệnh về đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Vị chuyên gia này khuyến cáo gia đình nên vệ sinh mũi, họng cho trẻ hàng ngày, giữ ấm nhưng không để trẻ quá nóng và tránh nhiễm lạnh do mồ hồi.

Khi đưa trẻ ra ngoài, cha mẹ cần mặc quần áo ấm, quàng khăn, đội mũi, đeo tất tay, chân và khẩu trang cho con nhằm phòng nguy cơ nhiễm lạnh ở mũi, miệng, phổi...

Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống các bệnh hô hấp. Ngoài đảm bảo đủ thịt, cá, trứng, sữa trong chế độ ăn, cha mẹ cũng cần bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, rau quả và lượng nước cần thiết để tăng sức đề kháng cho bé. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, chúng ta nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn nếu có thể.

Biện pháp phòng bệnh về đường hô hấp hiệu quả khác là cho trẻ tiêm phòng đầy đủ. Đồng thời, chúng ta nên tránh để bé tiếp xúc với các trẻ khác bị ốm, sốt hoặc ho.

Khi trẻ có dấu hiệu ho, khò khè, sốt cao, thuốc hạ sốt không đáp ứng, thở nhanh, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú hay nôn, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Theo zing.vn


GESTIBIO - TIÊU HÓA TỐT, GIÚP ĂN NGON

CÔNG DỤNG:
- Bổ sung vi khuẩn có ích, giúp tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ do
dùng bia rượu, stress, ngộ độc thực phẩm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ dùng nhiều kháng
sinh.
- Phòng và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn ruột như: tiêu
chảy, táo bón, đầy bụng khó tiêu.
- Giúp kích thích ăn ngon, tăng cường hấp thu dưỡng chất, đặc biệt ở trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, gầy yếu, người mới ốm dậy.
- Hỗ trợ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
- Những người rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn ruột: Đau bụng, đầy bụng, khó tiêu,
tiêu chảy, táo bón, phân sống.
- Người dùng nhiều kháng sinh, thuốc kháng lao, ngộ độc thức ăn.
- Trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn, còi xƣơng, chậm phát triển.
- Người suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng.

CÁCH DÙNG
* Trẻ em:
+ Trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn, gầy yếu dùng 2 - 3 gói/ngày. Trong vòng 30
phút sau bữa ăn.
+ Trẻ bị tiêu chảy, phân sống, loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh hay không
dung lạp Lactose và sữa, trẻ bị táo bón dùng 3 gói/ngày, cách 3 đến 4 tiếng dùng 1
gói.
+ Trẻ dưới 2 tuổi tham khảo ý kiến bác sỹ, dược sỹ trước khi dùng
Dùng pha với nước sôi để nguội, sữa hay thức ăn cho trẻ
* Người lớn: Uống 3-4 gói/ ngày trong những trường hợp đầy bụng, khó tiêu, tiêu
chảy, táo bón, phân sống, loạn khuẩn do dùng kháng sinh.
- Bảo quản: Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và phân phối bởi :
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁNG TẠO ÂU CHÂU - 
162 Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội
SẢN XUẤT TẠI: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: Số 102 Chi Lăng, P. Nguyễn Trãi, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương



Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

GESTIBIO - TIÊU HÓA TỐT, GIÚP ĂN NGON, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

 

GESTIBIO

CÔNG DỤNG:

- Bổ sung vi khuẩn có ích, giúp tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ do
dùng bia rượu, stress, ngộ độc thực phẩm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ dùng nhiều kháng
sinh.
- Phòng và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn ruột như: tiêu
chảy, táo bón, đầy bụng khó tiêu.
- Giúp kích thích ăn ngon, tăng cường hấp thu dưỡng chất, đặc biệt ở trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, gầy yếu, người mới ốm dậy.
- Hỗ trợ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
- Những người rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn ruột: Đau bụng, đầy bụng, khó tiêu,
tiêu chảy, táo bón, phân sống.
- Người dùng nhiều kháng sinh, thuốc kháng lao, ngộ độc thức ăn.
- Trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn, còi xƣơng, chậm phát triển.
- Người suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng.

CÁCH DÙNG
* Trẻ em:
+ Trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn, gầy yếu dùng 2 - 3 gói/ngày. Trong vòng 30
phút sau bữa ăn.
+ Trẻ bị tiêu chảy, phân sống, loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh hay không
dung lạp Lactose và sữa, trẻ bị táo bón dùng 3 gói/ngày, cách 3 đến 4 tiếng dùng 1
gói.
+ Trẻ dưới 2 tuổi tham khảo ý kiến bác sỹ, dược sỹ trước khi dùng
Dùng pha với nước sôi để nguội, sữa hay thức ăn cho trẻ
* Người lớn: Uống 3-4 gói/ ngày trong những trường hợp đầy bụng, khó tiêu, tiêu
chảy, táo bón, phân sống, loạn khuẩn do dùng kháng sinh.
- Bảo quản: Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và phân phối bởi :
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁNG TẠO ÂU CHÂU - 
162 Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội
SẢN XUẤT TẠI: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: Số 102 Chi Lăng, P. Nguyễn Trãi, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương

 

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ

 “Làm sao khi con lười ăn” là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Tình trạng biếng ăn ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển như gây còi xương, suy dinh dưỡng... mà còn giảm miễn dịch khiến trẻ hay ốm hơn. Vậy làm sao để chữa bệnh biếng ăn ở trẻ?

1. Nhận diện trẻ biếng ăn

Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi biếng ăn trẻ thường có các biểu hiện như: trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn...

2. Biếng ăn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ

Biếng ăn lâu ngày ở trẻ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ bao gồm:

  • Suy dinh dưỡng

Hậu quả dễ nhận thấy nhất đó là vấn đề suy dinh dưỡng, trẻ không đáp ứng các chỉ số tăng trưởng, thể trạng còi cọc, thấp bé, gầy gò, xanh xao so với các bạn đồng trang lứa.

  • Thiếu hụt dưỡng chất khiến trẻ bị rối loạn tăng trưởng

Trong giai đoạn phát triển, trẻ cần một lượng lớn nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày.

Khi trẻ không chịu ăn sẽ dẫn đến nguồn dưỡng chất nạp vào cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ, trong đó phải kể đến những chất cơ thể chỉ cần 1 lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, như: thiếu vitamin A khiến khô mắt, khô giác mạc có thể dẫn đến mù lòa, thiếu vitamin B1 có thể gây tê phù; thiếu sắt gây thiếu máu; thiếu vitamin D, canxi gây bệnh còi xương,...

  • Trí não trẻ chậm phát triển

Dinh dưỡng là một trong 3 yếu tố quyết định sự phát triển của trẻ. Trẻ biếng ăn sẽ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng ảnh hưởng đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não như Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Sắt, Taurin, chất béo... là những chất tác động đến sự hoạt động hiệu quả của não bộ.

  • Suy giảm hệ miễn dịch

Khi khẩu phần ăn của trẻ không đủ khiến cơ thể trẻ không được cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu, làm giảm sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Vì vậy trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, như: viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi...

Khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ
Thiếu hụt dưỡng chất khiến trẻ chậm phát triển
  • Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc

Chỉ số cảm xúc hay còn gọi là chỉ số EQ ở trẻ càng cao thì càng phát triển tốt các khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống. Có thể coi đây chính là nền tảng tốt giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, kỹ năng để thành công trong tương lai.

Tuy nhiên trẻ biếng ăn thường có EQ thấp, trẻ có xu hướng thụ động, cáu gắt, khó hòa nhập... lâu dài có thể dẫn đến tự kỷ, học hành kém, mất tập trung và khó thành đạt.

3. Làm thế nào khi con lười ăn?

Lười ăn ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây nên. Do vậy để chữa bệnh biếng ăn ở trẻ các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ cách chăm sóc trẻ đúng cách.

  • Đối với những trẻ bị sinh thiếu tháng, thiếu cân, cần có một chế độ dinh dưỡng và thuốc dành riêng cho trẻ.
  • Phòng chống bệnh còi xương, bệnh thiếu máu do thiếu sắt ngay từ những tháng tuổi thứ 2, liên tục cho đến ít nhất trẻ đủ 5 tuổi.
  • Trong thời gian điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cần phải bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ như vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B và các chất khoáng như Magiê, kẽm,... Đặc biệt là không nên lạm dụng kháng sinh.
  • Giảm đau trong quá trình trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng. Thường thường người lớn ít quan tâm đến vấn đề đau khi trẻ mọc răng mà cho đó là điều bình thường, nhưng thực ra khi mọc răng trẻ rất đau, đau phát sốt và không dám ăn vì sợ đau.
  • Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi món ăn, cách chế biến để cho trẻ ăn ngon miệng. Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm. Khi trẻ được 6 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn bổ sung. Không nên vì mong con nhanh tăng cân mà ép trẻ ăn quá nhiều.
  • Luôn cho trẻ ăn đúng giờ và ăn cùng với gia đình vì việc cả gia đình quây quần bên mâm cơm và vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ giúp bé ăn ngon miệng hơn.
  • Nên chia nhỏ khẩu phần ăn của con thành những bữa nhỏ, cha mẹ có thể cho trẻ ăn những thức ăn nhẹ vào các bữa phụ như: sữa chua, trái cây, bánh ít ngọt... nhưng không nên cho trẻ ăn gần với bữa chính.
Khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ
Cha mẹ có thể cho trẻ ăn những thức ăn nhẹ vào các bữa phụ như: sữa chua, trái cây, bánh ít ngọt..
  • Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trước và trong khi ăn kể cả những thức uống như sữa và nước ép trái cây vì việc trẻ uống quá nhiều trước và trong khi ăn sẽ khiến trẻ có cảm giác no không còn hứng thú để ăn. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý, hạn chế cho con mình uống sữa vào giữa đêm vì sẽ gây ảnh hưởng tới bữa ăn sáng hôm sau.
  • Đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cho trẻ.
  • Không cho bé dùng điện thoại, đồ chơi, đọc sách, đọc truyện tranh, xem tivi hay dùng các thiết bị công nghệ khác trong khi ăn.

Đối với những trẻ biếng ăn bệnh lý, các bậc cha mẹ cần phải đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ dinh dưỡng tư vấn về chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp cho từng trẻ, và điều quan trọng là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng. Tránh không nên “đè” trẻ ra bắt ăn, không nên mắng mỏ, doạ dẫm mà phải tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn ở trẻ để khắc phục.



GESTIBIO - TIÊU HÓA TỐT, GIÚP ĂN NGON, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

👉👉👉 Nguyên liệu từ Đan Mạch. 

👉👉👉 98,85% người tiêu dùng mua lại.

👉👉👉 Đối tượng sử dụng rộng, mọi lứa tuổi.

👉👉👉 Giảm nhanh đau bụng, rối loạn tiêu hóa chỉ sau 1h sử dụng.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

 Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bị. Bài viết dưới đây, GESTIBIO sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về tình trạng này, bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa.

1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Tiêu hóa là quá trình biến thức ăn thành những chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa để vào máu. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng cho đến ruột già. Bất kỳ nguyên nhân nào làm thay đổi, cản trở, đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.

Đây không phải là một bệnh lý mà là hậu quả của một số nguyên nhân nhất định. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và không được chữa trị đúng cách thì người bệnh rất có thể sẽ mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, trong đó điển hình là ung thư đường ruột.

Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện của sự xáo trộn quá trình tiêu hóa trong cơ thể
Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện của sự xáo trộn quá trình tiêu hóa trong cơ thể

Có thể điểm qua một số nguyên nhân gây nên tình trạng này như sau:

Viêm đại tràng

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng rối loạn hệ tiêu hóa. Viêm đại tràng có thể do lỵ amip, shigella,… gây nên hội chứng ruột kích thích.

Bệnh lý liên quan đến dạ dày

Các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng,… gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất.

Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột

Các vi khuẩn đường ruột có tác dụng điều hòa quá trình tiêu hóa, lên men trong đường ruột. Khi có sự mất cân bằng hệ vi sinh vật này sẽ dẫn đến sự rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là do lạm dụng kháng sinh, thường gặp nhất ở trẻ em.

Chế độ ăn uống

Nạp vào cơ thể những thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh, những chất có tác dụng không tốt đến đường tiêu hóa đều có thể gây rối loạn quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, ăn uống không đúng bữa, không điều độ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Sử dụng nhiều thức uống có cồn

Đây là nguyên nhân thường gặp ở người lớn. Rượu bia làm mất cân bằng pH dạ dày, rửa trôi các men tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề tiêu hóa của cơ thể


2. Triệu chứng

Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau, có thể xảy ra đồng thời ở nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa, cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định. Các triệu chứng thường gặp như:

  • Chướng bụng: luôn cảm thấy bụng căng, khó chịu đặc biệt là sau khi ăn xong. Thức ăn không được tiêu hóa hết, ứ đọng trong ống tiêu hóa gây nên tình trạng này.

  • Buồn nôn, nôn mửa: Các nguyên nhân gây kích thích đường tiêu hóa sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

  • Ợ hơi, ợ nóng: Các rối loạn tại dạ dày và tá tràng thường gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Nếu bạn thấy mình thường xuyên có triệu chứng này chứng tỏ bạn đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa rồi đấy.

  • Đau bụng âm ỉ: Hầu như ai bị rối loạn tiêu hóa đều kèm theo đau bụng. Cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới. Ban đầu nhẹ, sau đó lan rộng và nặng hơn, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc thực phẩm.

  • Đại tiện bất thường: các dấu hiệu bao gồm: tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,… tất cả là do sự rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược.

  • Chán ăn: Khi bị các vấn đề về tiêu hóa, bệnh nhân thường có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống gì. 

Thông thường, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa chỉ xảy ra ít và ở mức độ nhẹ. Khi các triệu chứng kéo dài và nặng hơn như đi ngoài có máu, phân lỏng rắn xen kẽ, sút cân nhanh,… thì chứng tỏ bệnh của bạn đã khá nặng. Hãy liên hệ với bác sĩ sớm để được khám và điều trị kịp thời.

3. Điều trị

Chính vì do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc điều trị chứng này cũng tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. GESTIBIO xin đưa ra những lời khuyên điều trị dưới đây, bạn có thể tham khảo.

Chế độ dinh dưỡng: thức ăn và nước uống là tác nhân dễ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa nhất. Vì thế, việc cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa là rất cần thiết. Bạn nên thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ quá cay nóng, quá chua, quá nhiều đạm hoặc mỡ. Đối với bệnh nhân tiêu chảy mạn tính không nên ăn nhiều thức ăn giàu xơ. Người bệnh nên được bổ sung men tiêu hóa và các loại thức uống có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.

Sử dụng thuốc: bạn có thể sử dụng kháng sinh đúng liều để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Vì thế bạn cần đến khám và nhờ bác sĩ kê đơn điều trị nếu xuất hiện các dấu hiệu nặng.

Điều trị tại bệnh viện: các trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng cần được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch nếu bị mất nước do nôn, tiêu chảy. Các trường hợp sốt cao, mất máu do đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.


GESTIBIO là sản phẩm có nguyên liệu nhập khẩu từ đan mạch giúp:

  • Bổ sung vi khuẩn có ích, giúp tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ do dùng bia rượu, stress, ngộ độc thực phẩm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ dùng nhiều kháng sinh.
  • -Phòng và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn ruột như: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng khó tiêu.
  • Giúp kích thích ăn ngon, tăng cường hấp thu dưỡng chất, đặc biệt ở trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, gầy yếu, người mới ốm dậy.
  •  Hỗ trợ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng


Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

NGUYÊN NHÂN TRẺ ĐI NGOÀI PHÂN SỐNG

Đại tiện ra phân sống là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày, trẻ có thể còi xương, suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, không hấp thu được dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống là gì?

1. Thế nào là đi ngoài phân sống ở trẻ nhỏ?

Đi ngoài ra phân sống là trẻ ăn cái gì là đi ngoài ra cái đó. Khi thực hiện các xét nghiệm cặn dư phân, phát hiện còn các chất đạm, tinh bột, mỡ trong phân khá nhiều. Đây là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hay còn gọi là loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em.

2. Biểu hiện đi phân sống ở trẻ nhỏ

  • Trẻ đi phân lúc rắn, lúc phân sền sệt hoặc có lúc nước riêng phân riêng.
  • Trong phân sống có nhầy, phân lợn cợn hạt, có bọt hoặc có cả những đồ ăn chưa tiêu hóa được như: hạt, rau củ...
  • Phân sống thường có màu vàng ngả qua xanh (màu giống như dưa cải)

3. Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống

Ăn bột
Mẹ cho trẻ ăn bột quá sớm cũng là nguyên nhân đi ngoài phân sống ở trẻ

Đầu tiên khi thấy trẻ đi ngoài phân sống - nghĩa là trẻ ăn gì thì đi nguyên cả thức ăn đó, cha mẹ cần phải xem lại cách chế biến bữa ăn đã phù hợp theo lứa tuổi của bé chưa. Một điều quan trọng mà ít bà mẹ chú ý là việc cho trẻ ăn bột sớm, do chất bột không tiêu hóa hết nên rất dễ gây phân sống. Tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylaza và ptyalin ở nước bọt, tuy nhiên nước bọt phải đến 6 tháng tuổi trẻ mới tiết ra nhiều.

Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu cân bằng chất dinh dưỡng, dư thừa nhiều chất cũng là một nguyên nhân đi ngoài phân sống. Các bà mẹ thường cho con ăn nhiều chất đạm, chất béo... để con lớn nhanh. Tuy nhiên, chế độ ăn không cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, đường, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Nếu chế độ ăn của con có quá nhiều chất đạm, dư thừa chất béo hoặc quá ít rau củ quả có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa do không hấp thụ hết được dẫn đến việc trẻ đi ngoài phân sống.

Việc dùng thuốc kháng sinh liên tục cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương. Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có hại lẫn những lợi khuẩn trong đường ruột, làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của đường ruột, dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài phân sống, hậu quả là trẻ chậm tăng cân, còi xươngsuy dinh dưỡng.

Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bé giảm công suất hoạt động, suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, khiến trẻ dễ nhiễm vi khuẩn, virus, ốm và phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Từ đó, khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương và mắc phải các hiện tượng đi ngoài phân sống, chậm tăng cân.

4. Phân sống ở trẻ nhỏ có đáng lo?

Khi con đi ngoài phân sống, nhiều mẹ cho con uống thuốc cầm tiêu chảy. Điều này rất nguy hiểm vì khi này thức ăn dư thừa bị giữ lại trong ruột, không được thải ra ngoài gây nguy cơ tắc ruột.

Các chuyên gia khuyên rằng, nếu trẻ đi ngoài phân sống, phân rắn, lợn cợn, có nước và đi ngoài từ 1-3 lần mỗi ngày thì không đáng lo. Mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ, có chế độ ăn uống phù hợp giúp trẻ tự hồi phục, đào thải độc tố và các chất dư.

Với trẻ từ 0 đến 3 tuổi: Các bậc phụ huynh cần lưu ý hơn nếu con bị đi ngoài phân sống. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, nhưng lại đi ngoài phân sống trong 3 tháng đầu sau sinh và vẫn tăng cận đạt chuẩn thì mẹ không cần điều trị gì, dù con có đi ngoài 4-5 lần một ngày. Những trường hợp này, sau 2-3 tháng con sẽ tự hồi phục và khỏe mạnh. Còn nếu trẻ sử dụng sữa công thức đi ngoài phân sống, mẹ cần nghĩ đến khả năng con không phù hợp với loại sữa đang sử dụng, từ đó có những thay đổi giúp bé dễ hấp thu hơn.

Nếu trẻ đi ngoài phân sống có những biểu hiện thiếu nước, mẹ cần bù nước và các chất điện giải cho trẻ, đồng thời theo dõi các biểu hiện để kịp thời xử lý. Đặc biệt, khi trẻ đi ngoài phân sống hơn 10 lần mỗi ngày, mẹ cần nghĩ ngay đến trẻ bị tiêu chảy cấp.

5. Trẻ đi ngoài phân sống nên ăn gì?

Sữa chua
Có thể cho trẻ ăn sữa chua sẽ kích thích sự thèm ăn và dễ tiêu hóa

Có thể cho trẻ ăn sữa chua sẽ kích thích sự thèm ăn và dễ tiêu hóa. Các bữa ăn chính vẫn phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn, trong đó lưu ý thịt gà nạc băm nhỏ cho vào bột cháo sẽ rất tốt cho trẻ tiêu chảy phân sống kéo dài.

Trẻ đi ngoài phân sống trong giai đoạn từ 0- 3 tuổi, trẻ nên ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hoá như: cháo ninh nhừ hoặc cháo xay với thịt gà (bò hoặc thịt thăn), cà rốt, khoai tây, bí đỏ... Trong chế độ ăn của con, mẹ tạm thời ngừng cho ăn đồ tanh như: cá, tôm, cua, lươn... Khi phân trở lại bình thường thì có thể cho ăn tất cả các loại thực phẩm khác.

Thức ăn cho con nên nấu nhừ, băm nhỏ để dễ tiêu hóa, chia làm nhiều bữa trong ngày, không nên cho con ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Khi đường ruột hoạt động bình thường trở lại, mẹ nên cho con ăn từ từ để theo dõi.

Một điều lưu ý với các bà mẹ là nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bột từ tháng thứ 7 và cần cho ăn từ từ từng ít một, từ bột loãng đến đặc để trẻ thích nghi dần với chế độ ăn từ bú mẹ sang ăn tinh bột. Việc dùng men tiêu hóa chỉ có tác dụng nhất thời, nếu không cải thiện, phụ huynh nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi để được tư vấn.