Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

 Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bị. Bài viết dưới đây, GESTIBIO sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về tình trạng này, bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa.

1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Tiêu hóa là quá trình biến thức ăn thành những chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa để vào máu. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng cho đến ruột già. Bất kỳ nguyên nhân nào làm thay đổi, cản trở, đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.

Đây không phải là một bệnh lý mà là hậu quả của một số nguyên nhân nhất định. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và không được chữa trị đúng cách thì người bệnh rất có thể sẽ mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, trong đó điển hình là ung thư đường ruột.

Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện của sự xáo trộn quá trình tiêu hóa trong cơ thể
Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện của sự xáo trộn quá trình tiêu hóa trong cơ thể

Có thể điểm qua một số nguyên nhân gây nên tình trạng này như sau:

Viêm đại tràng

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng rối loạn hệ tiêu hóa. Viêm đại tràng có thể do lỵ amip, shigella,… gây nên hội chứng ruột kích thích.

Bệnh lý liên quan đến dạ dày

Các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng,… gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất.

Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột

Các vi khuẩn đường ruột có tác dụng điều hòa quá trình tiêu hóa, lên men trong đường ruột. Khi có sự mất cân bằng hệ vi sinh vật này sẽ dẫn đến sự rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là do lạm dụng kháng sinh, thường gặp nhất ở trẻ em.

Chế độ ăn uống

Nạp vào cơ thể những thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh, những chất có tác dụng không tốt đến đường tiêu hóa đều có thể gây rối loạn quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, ăn uống không đúng bữa, không điều độ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Sử dụng nhiều thức uống có cồn

Đây là nguyên nhân thường gặp ở người lớn. Rượu bia làm mất cân bằng pH dạ dày, rửa trôi các men tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề tiêu hóa của cơ thể


2. Triệu chứng

Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau, có thể xảy ra đồng thời ở nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa, cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định. Các triệu chứng thường gặp như:

  • Chướng bụng: luôn cảm thấy bụng căng, khó chịu đặc biệt là sau khi ăn xong. Thức ăn không được tiêu hóa hết, ứ đọng trong ống tiêu hóa gây nên tình trạng này.

  • Buồn nôn, nôn mửa: Các nguyên nhân gây kích thích đường tiêu hóa sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

  • Ợ hơi, ợ nóng: Các rối loạn tại dạ dày và tá tràng thường gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Nếu bạn thấy mình thường xuyên có triệu chứng này chứng tỏ bạn đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa rồi đấy.

  • Đau bụng âm ỉ: Hầu như ai bị rối loạn tiêu hóa đều kèm theo đau bụng. Cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới. Ban đầu nhẹ, sau đó lan rộng và nặng hơn, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc thực phẩm.

  • Đại tiện bất thường: các dấu hiệu bao gồm: tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,… tất cả là do sự rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược.

  • Chán ăn: Khi bị các vấn đề về tiêu hóa, bệnh nhân thường có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống gì. 

Thông thường, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa chỉ xảy ra ít và ở mức độ nhẹ. Khi các triệu chứng kéo dài và nặng hơn như đi ngoài có máu, phân lỏng rắn xen kẽ, sút cân nhanh,… thì chứng tỏ bệnh của bạn đã khá nặng. Hãy liên hệ với bác sĩ sớm để được khám và điều trị kịp thời.

3. Điều trị

Chính vì do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc điều trị chứng này cũng tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. GESTIBIO xin đưa ra những lời khuyên điều trị dưới đây, bạn có thể tham khảo.

Chế độ dinh dưỡng: thức ăn và nước uống là tác nhân dễ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa nhất. Vì thế, việc cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa là rất cần thiết. Bạn nên thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ quá cay nóng, quá chua, quá nhiều đạm hoặc mỡ. Đối với bệnh nhân tiêu chảy mạn tính không nên ăn nhiều thức ăn giàu xơ. Người bệnh nên được bổ sung men tiêu hóa và các loại thức uống có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.

Sử dụng thuốc: bạn có thể sử dụng kháng sinh đúng liều để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Vì thế bạn cần đến khám và nhờ bác sĩ kê đơn điều trị nếu xuất hiện các dấu hiệu nặng.

Điều trị tại bệnh viện: các trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng cần được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch nếu bị mất nước do nôn, tiêu chảy. Các trường hợp sốt cao, mất máu do đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.


GESTIBIO là sản phẩm có nguyên liệu nhập khẩu từ đan mạch giúp:

  • Bổ sung vi khuẩn có ích, giúp tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ do dùng bia rượu, stress, ngộ độc thực phẩm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ dùng nhiều kháng sinh.
  • -Phòng và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn ruột như: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng khó tiêu.
  • Giúp kích thích ăn ngon, tăng cường hấp thu dưỡng chất, đặc biệt ở trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, gầy yếu, người mới ốm dậy.
  •  Hỗ trợ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng


Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

NGUYÊN NHÂN TRẺ ĐI NGOÀI PHÂN SỐNG

Đại tiện ra phân sống là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày, trẻ có thể còi xương, suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, không hấp thu được dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống là gì?

1. Thế nào là đi ngoài phân sống ở trẻ nhỏ?

Đi ngoài ra phân sống là trẻ ăn cái gì là đi ngoài ra cái đó. Khi thực hiện các xét nghiệm cặn dư phân, phát hiện còn các chất đạm, tinh bột, mỡ trong phân khá nhiều. Đây là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hay còn gọi là loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em.

2. Biểu hiện đi phân sống ở trẻ nhỏ

  • Trẻ đi phân lúc rắn, lúc phân sền sệt hoặc có lúc nước riêng phân riêng.
  • Trong phân sống có nhầy, phân lợn cợn hạt, có bọt hoặc có cả những đồ ăn chưa tiêu hóa được như: hạt, rau củ...
  • Phân sống thường có màu vàng ngả qua xanh (màu giống như dưa cải)

3. Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống

Ăn bột
Mẹ cho trẻ ăn bột quá sớm cũng là nguyên nhân đi ngoài phân sống ở trẻ

Đầu tiên khi thấy trẻ đi ngoài phân sống - nghĩa là trẻ ăn gì thì đi nguyên cả thức ăn đó, cha mẹ cần phải xem lại cách chế biến bữa ăn đã phù hợp theo lứa tuổi của bé chưa. Một điều quan trọng mà ít bà mẹ chú ý là việc cho trẻ ăn bột sớm, do chất bột không tiêu hóa hết nên rất dễ gây phân sống. Tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylaza và ptyalin ở nước bọt, tuy nhiên nước bọt phải đến 6 tháng tuổi trẻ mới tiết ra nhiều.

Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu cân bằng chất dinh dưỡng, dư thừa nhiều chất cũng là một nguyên nhân đi ngoài phân sống. Các bà mẹ thường cho con ăn nhiều chất đạm, chất béo... để con lớn nhanh. Tuy nhiên, chế độ ăn không cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, đường, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Nếu chế độ ăn của con có quá nhiều chất đạm, dư thừa chất béo hoặc quá ít rau củ quả có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa do không hấp thụ hết được dẫn đến việc trẻ đi ngoài phân sống.

Việc dùng thuốc kháng sinh liên tục cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương. Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có hại lẫn những lợi khuẩn trong đường ruột, làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của đường ruột, dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài phân sống, hậu quả là trẻ chậm tăng cân, còi xươngsuy dinh dưỡng.

Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bé giảm công suất hoạt động, suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, khiến trẻ dễ nhiễm vi khuẩn, virus, ốm và phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Từ đó, khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương và mắc phải các hiện tượng đi ngoài phân sống, chậm tăng cân.

4. Phân sống ở trẻ nhỏ có đáng lo?

Khi con đi ngoài phân sống, nhiều mẹ cho con uống thuốc cầm tiêu chảy. Điều này rất nguy hiểm vì khi này thức ăn dư thừa bị giữ lại trong ruột, không được thải ra ngoài gây nguy cơ tắc ruột.

Các chuyên gia khuyên rằng, nếu trẻ đi ngoài phân sống, phân rắn, lợn cợn, có nước và đi ngoài từ 1-3 lần mỗi ngày thì không đáng lo. Mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ, có chế độ ăn uống phù hợp giúp trẻ tự hồi phục, đào thải độc tố và các chất dư.

Với trẻ từ 0 đến 3 tuổi: Các bậc phụ huynh cần lưu ý hơn nếu con bị đi ngoài phân sống. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, nhưng lại đi ngoài phân sống trong 3 tháng đầu sau sinh và vẫn tăng cận đạt chuẩn thì mẹ không cần điều trị gì, dù con có đi ngoài 4-5 lần một ngày. Những trường hợp này, sau 2-3 tháng con sẽ tự hồi phục và khỏe mạnh. Còn nếu trẻ sử dụng sữa công thức đi ngoài phân sống, mẹ cần nghĩ đến khả năng con không phù hợp với loại sữa đang sử dụng, từ đó có những thay đổi giúp bé dễ hấp thu hơn.

Nếu trẻ đi ngoài phân sống có những biểu hiện thiếu nước, mẹ cần bù nước và các chất điện giải cho trẻ, đồng thời theo dõi các biểu hiện để kịp thời xử lý. Đặc biệt, khi trẻ đi ngoài phân sống hơn 10 lần mỗi ngày, mẹ cần nghĩ ngay đến trẻ bị tiêu chảy cấp.

5. Trẻ đi ngoài phân sống nên ăn gì?

Sữa chua
Có thể cho trẻ ăn sữa chua sẽ kích thích sự thèm ăn và dễ tiêu hóa

Có thể cho trẻ ăn sữa chua sẽ kích thích sự thèm ăn và dễ tiêu hóa. Các bữa ăn chính vẫn phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn, trong đó lưu ý thịt gà nạc băm nhỏ cho vào bột cháo sẽ rất tốt cho trẻ tiêu chảy phân sống kéo dài.

Trẻ đi ngoài phân sống trong giai đoạn từ 0- 3 tuổi, trẻ nên ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hoá như: cháo ninh nhừ hoặc cháo xay với thịt gà (bò hoặc thịt thăn), cà rốt, khoai tây, bí đỏ... Trong chế độ ăn của con, mẹ tạm thời ngừng cho ăn đồ tanh như: cá, tôm, cua, lươn... Khi phân trở lại bình thường thì có thể cho ăn tất cả các loại thực phẩm khác.

Thức ăn cho con nên nấu nhừ, băm nhỏ để dễ tiêu hóa, chia làm nhiều bữa trong ngày, không nên cho con ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Khi đường ruột hoạt động bình thường trở lại, mẹ nên cho con ăn từ từ để theo dõi.

Một điều lưu ý với các bà mẹ là nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bột từ tháng thứ 7 và cần cho ăn từ từ từng ít một, từ bột loãng đến đặc để trẻ thích nghi dần với chế độ ăn từ bú mẹ sang ăn tinh bột. Việc dùng men tiêu hóa chỉ có tác dụng nhất thời, nếu không cải thiện, phụ huynh nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi để được tư vấn.